DANH MỤC SẢN PHẨM

Chuyên mục giải đáp thắc mắc xoay quanh Công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời 2020

 

Có thể nói “công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời - bifacial” là từ khóa Hot nhất trong thị trường điện dùng năng lượng của mặt trời thời gian gần đây. Dù là sản phẩm sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, song do còn là một hình thức khá mới mẻ nên nhiều khách hàng vẫn chưa thể tiếp cận công nghệ mới này. Nhiều câu hỏi đã được gửi về trong hộp thư của chúng tôi. Vì thế, hôm nay chúng tôi đã tổng hợp bài viết này để giải đáp tất tần tật thắc mắc của khách hàng. Click xuống dưới cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Giới thiệu đôi nét về công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời

a. Công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời là gì?

Công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời hay còn gọi là công nghệ bifacial (tên gọi của chất liệu polymer trong suốt) là công nghệ áp dụng trong các tấm pin năng lượng mặt trời. Theo đó, 2 mặt của tấm pin đều có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành điện năng. Nếu như bề mặt phía trên hấp thụ ánh sáng trực tiếp từ mặt trời thì mặt sau sẽ hấp thụ thông qua các nguồn ánh sáng phản chiếu như ánh sáng từ vỉa hè, đất cỏ, các công trình xây dựng,…

So với tấm pin một mặt, hình thức này tạo ra lượng điện cao hơn từ 5 đến 30%. Với những khách hàng có khuôn viên lắp đặt eo hẹp và có độ phản xạ ánh sáng tốt, đây thực sự là một giải pháp tạo điện mặt trời hiệu quả.

b. Nguyên lý hoạt động của công nghệ bifacial của tấm pin 2 mặt mặt trời

Nếu là một tấm pin thông thường, các tế bào trên bề mặt của tấm pin sẽ có chức năng thu nhận photon từ ánh sáng mặt trời và tiến hành quá trình chuyển hoá quang năng thành điện sử dụng. Mặt trên của tấm pin sẽ là một hệ thống các cell pin và được bảo vệ kỹ lưỡng bởi phần khung và một lớp kính. Về còn mặt sau chỉ là một tấm nền được làm bằng nhựa hoặc polymer thông thường với chức năng chống ẩm mốc, cách điện và đảm bảo an toàn cho tấm pin khi có sự cố va chạm.

Về cơ bản công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời có nguyên lý hoạt động khá giống với tấm pin một mặt. Chỉ khác ở chỗ phần sau của tấm pin thay vì chỉ được làm bằng chất liệu nhựa hay polymer thường sẽ được thay thế bằng kính cường lực hay polymer trong suốt. Phần này sẽ được trang bị công nghệ bifacial có khả năng hấp thụ ánh sáng và chuyển hóa thành điện năng lượng tự phần mặt trước. Dưới sự hoạt động từ hai mặt, sản lượng điện tạo ra sẽ cao hơn nhiều so với tấm pin 1 mặt thông thường.

2. Đối tượng khách hàng nào nên dùng công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời?

Mặc dù là một hình thức tận dụng không gian, tăng cường khả năng sản xuất điện năng nhưng không phải đối tượng khách hàng nào cũng có thể sử dụng công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời. Bởi lẽ, để mặt sau của tấm pin hoạt động hiệu quả, đòi hỏi rất nhiều điều kiện ở không gian khu vực lắp đặt.

a. Góc nghiêng

  • Điện mặt trời áp mái: Nếu như là tấm pin năng lượng mặt trời thông thường, hình thức lắp đặt áp mái khá ưu việt nhưng với công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời áp mái lại là “mồ chôn”. Bởi lẽ, khi áp mái, mặt sau của tấm pin không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên không thể thực hiện việc hấp thụ và chuyển hóa điện năng. Lúc này tiền của bỏ ra sẽ không đạt được mong muốn như kỳ vọng. Trong trường hợp này nếu muốn sử dụng công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời bifacial bạn chỉ còn cách treo nâng trên mái nhà.

  • Điện mặt trời mặt đất: Nếu là công trình mặt đất, chỉ cần lắp đặt theo chiều thẳng đứng để cả hai mặt của tấm pin đều có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nếu đặc điểm công trình không cho phép, bạn cũng có thể thử hình thức giá treo, giàn che mặt trời để hệ thống đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn.

b. Độ phản xạ bề mặt

Khả năng tạo điện năng ở mặt sau của tấm pin đều phụ thuộc vào độ phản xạ ánh sáng của bề mặt mà nó tiếp xúc. Và dĩ nhiên, khi bề mặt đó có độ phản xạ ánh sáng càng cao, hệ thống sẽ hoạt động càng chất lượng. Với công trình trên mái nhà, mái nhà bằng kim loại hay mái mát có độ phản xạ cao nhất. Với công trình dưới mặt đất thường sẽ có mức phản xạ kém hơn nhưng nhìn chung cỏ, mặt đất, vỉa hè cũng là bề mặt khá lý tưởng để phát triển công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời này.

3. Công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời sử dụng cho điện hòa lưới hay điện độc lập?

Chức năng của tấm pin chính là hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển đổi quang năng thành điện năng. Về cơ bản chức năng của tấm pin 2 mặt mặt trời không khác gì so với tấm pin 1 mặt. Và tấm pin là một thiết bị “cần” trong mạng điện dùng năng lượng của mặt trời nói chung. Vì thế, dù là mạng điện hòa lưới hay độc lập thì công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời đều có thể áp dụng được.

4. Có phải chỉ cần tấm pin công nghệ bifacial 2 mặt mặt trời là đã có thể tạo điện?

Hiện nay một bộ phận khách hàng đã hiểu sai về quy trình tạo điện của hình thức điện năng lượng mặt trời. Họ thường nghĩ chỉ cần lắp đặt tấm pin là đã có thể sử dụng điện. Từ cách hiểu này mà trong thị trường đã xuất hiện thuật ngữ “lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời”. Tuy nhiên nếu xét về ý nghĩa chính xác thì cách nói này không đúng. Bởi vì, để tạo ra điện từ mặt trời là sự góp công sức của nhiều thiết bị và dù là thiếu bất kỳ thiết bị nào thì hệ thống vẫn không thể hoạt động được.

Cụ thể, một hệ điện mặt trời hoàn chỉnh sẽ bao gồm các thiết bị sau:

  • Tấm pin năng lượng mặt trời

  • Inverter

  • Tủ bảo vệ

  • Khung giàn

  • Hệ thống giám sát từ xa

  • Đồng hồ

  • Một số thiết bị cần thiết khác

Từ việc hiểu sai về tính chất có thể dẫn đến hiểu sai về chi phí lắp đặt. Chẳng hạn nhiều người tham khảo giá của tấm pin công nghệ 2 mặt trời và nghĩ rằng chỉ cần bỏ ra bao nhiêu đó tiền để đầu tư thì sẽ gây ra hiểu lầm và dẫn đến nhiều rắc rối về sau.

5. Để có một hệ thống sử dụng tấm pin công nghệ bifacial 2 mặt mặt trời cần bao nhiêu vốn đầu tư?

Chi phí đầu tư cho một hệ thống sử dụng tấm pin 2 mặt mặt trời khoảng bao nhiêu là lâu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất về sản phẩm điện mặt trời mới này. Nhằm giúp khách hàng hiểu rõ chúng tôi sẽ phân tích 2 yếu tố chi phí đầu tư và thời gian hoàn vốn bên dưới đây.

a. Chi phí đầu tư để sở hữu công nghệ tấm pin 2 mặt

Theo mức giá mới cập nhật, chi phí đầu tư cho mạng điện dùng năng lượng của mặt trời sử dụng tấm pin công nghệ bifacial 2 mặt mặt trời sẽ dao động trong khoảng 19 đến 22 triệu/Kw. Bạn có thể ước lượng bằng cách nhân lên theo quy mô công trình của bạn.

b. Cách xác định chính xác chi phí đầu từ công nghệ tấm pin 2 mặt cho từng đối tượng khách hàng

Để biết được mức chi phí đầu tư chính xác cho hệ thống của mình là bao nhiêu bạn cần phải xác định được 3 điều sau đây:

  • Quy mô công trình: Quy luật báo giá của điện năng lượng mặt trời chính là công trình có quy mô càng lớn thì mức chi phí cho từng Kw sẽ rẻ hơn. Vì thế, để biết được mức báo giá chính xác cho dự án là bạn nhiêu bạn cần phải xác định chính xác về quy mô.

  • Thiết bị trong hệ thống: Chỉ riêng tấm pin 2 mặt kính đã có rất nhiều sản phẩm với sự đa dạng về mẫu mã, thương hiệu, công suất,… Mỗi sản phẩm với những đặc trưng khác biệt nên giá thành cũng không hề giống nhau. Thế nên bạn cần lựa chọn được các thiết bị thể theo mong muốn và đặc trưng hệ thống để biết được mức chi phí đầu tư chính xác.

  • Đơn vị cung cấp: Nếu bạn nghĩ đơn vị cung cấp nào cũng báo mức giá sản phẩm và dịch vụ giống nhau thì bạn đã lầm to. Thực tế, giữa các công ty khác nhau mức giá báo sẽ có phần chênh lệch.

c. Đầu tư mua công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời liệu có sinh ra lợi nhuận?

Để biết việc sử dụng tấm pin 2 mặt mặt trời có mang lại lợi nhuận hay không chúng ta hãy phân tích hai yếu tố là khả năng tạo điện năng và thời gian thu hồi vốn. Lấy ví dụ là hệ thống 5kw sử dụng tấm pin công suất 450w.

Sử dụng tấm pin mặt trời 1 mặt

  • Trong 1 giờ nắng tấm pin 450watt sẽ tạo ra 450w điện cả một hệ thống sẽ tạo ra 5.000w =5Kw.

  • Trung bình một ngày sẽ có từ 4 – 5 giờ nắng

  • Lượng điện tạo ra trong 1 ngày 5 x 4 = 20Kw điện.

Tuy nhiên do là tấm pin 2 mặt kính

  • Khả năng tạo điện sẽ tăng từ 5 đến 30%. Có nghĩa là bình quân sản lượng điện một ngày của hệ thống này sẽ từ 21 đến 26Kw, một tháng là 630 – 780Kw.

Giá điện EVN hiện nay được tính theo bậc,

  • Chúng ta sẽ thấy trung bình cộng của giá điện từ bậc thấp nhất đến cao nhất là khoảng 2 nghìn đồng/Kw.

  • Với mức điện 21 – 26Kw, mức chi phí phải trả là 1.260.000 – 1.560.000 VND/tháng,

  • 1 năm sẽ là 15.120.000 – 46.800.000 VND.

Mức chi phí đầu tư cho mạng điện dùng năng lượng của mặt trời 5Kw sử dụng công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời hiện nay:

  • Trên dưới 100 triệu đồng tùy thiết bị.

  • Từ đây có thể thấy chỉ mấy khoảng 2,5 đến 7 năm là hệ thống của đã hoàn vốn đầu tư. Trung bình một mạng điện dùng năng lượng của mặt trời có tuổi thọ đến 25 năm. Vậy sau thời gian hoàn vốn, người dùng có thể sử dụng điện thỏa mái với mức giá cực rẻ.

6. Những lưu ý khi chọn mua tấm pin công nghệ bifacial 2 mặt mặt trời

Dù là một hình thức khá mới mẻ nhưng trên thị trường hiện nay sản phẩm tấm pin công nghệ 2 mặt trời khá đa dạng. Để chọn được những tấm pin có chất lượng phục vụ nhu cầu sản xuất điện sinh hoạt bạn cần căn cứ 3 yếu tố sau đây.

a. Thương hiệu công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời

Cũng giống như bao thị trường khác, thiết bị điện năng lượng mặt trời nói chung và tấm pin công nghệ 2 mặt mặt trời nói riêng rất đa dạng về thương hiệu. Mỗi thương hiệu với chất lượng sản phẩm, uy tín khác nhau nên giá thành cũng có phần chênh lệch. Mặc dù không thể đánh đồng nhưng các sản phẩm đến từ thương hiệu lớn với giá cao thường chất lượng sẽ đảm bảo hơn.

b. Chế độ bảo hành công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời

Muốn biết thiết bị đó có tốt không hãy nhìn vào chế độ bảo hành. Chế độ này cũng giống như câu trả lời cho chất lượng của sản phẩm đó. Những thương hiệu uy tín với các sản phẩm chất lượng sẽ không ngần ngại bảo hành cho người dùng trong thời gian dài. Ngược lại các sản phẩm kém chất lượng thường có thời gian bảo hành khá ngắn.

c. Đơn vị bán tấm pin công nghệ 2 mặt trời

Nếu như thương hiệu và chế độ bảo hành là yếu tố khách quan thì đơn vị bán tấm pin công nghệ mặt trời chính là yếu tố chủ quan đến từ con người.

Ngành điện mặt trời được đánh là ngành năng lượng của tương lai với nhiều tiềm năng phát triển. Thế nên thị trường này đã nhanh chóng thu hút sự tham gia của nhiều người. Trong thị trường ấy có cả “vàng” và “thau”, những đơn vị làm ăn chân chính sẽ chú ý xây dựng thương hiệu và lòng tin cho khách hàng.  Ngược lại, một số đơn vị bất chính chỉ muốn “làm cho xong” và nêu cao lợi ích cá nhân mà không màng đến quyền lợi của khách hàng.

Công ty uy tín sẽ cung cấp cho các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt với giá thành phù hợp và nhiều chế độ. Nếu không phải chọn phải đơn vị kém chất lượng thì rất có thể “tiền mất tật mang”.

Vì thế, trong khâu lựa chọn đối tác cho việc mua sản phẩm tấm pin công nghệ bifacial 2 mặt mặt trời, khách hàng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định lựa chọn.

7. Giới thiệu các thương hiệu tấm pin mặt trời công nghệ bifacial 2 mặt mặt trời nổi tiếng hiện nay

a. Jinko Solar – dẫn đầu trong công nghệ tấm pin 2 mặt

Đứng đầu tiên trong danh sách các thương hiệu tấm pin mặt trời sử dụng công nghệ tấm pin 2 mặt chính là Jinko Solar. Đây là một nhà sản xuất đến từ Trung Quốc từ năm 2006. Đến thời điểm hiện tai thương hiệu này đã phủ sóng khắp nơi trên thế giới như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Việt Nam,… Tấm pin Jinko Solar được các chuyên gia và tổ chức Khoa học và Công nghệ thế giới đánh giá khá cao về khả năng hoạt động. Vì thế, cũng thật dễ hiểu khi Jinko Solar trở thành một cái tên quen thuộc và được đông đảo khách hàng lựa chọn.

b. Canadian Solar – ông lớn trong công nghệ tấm pin 2 mặt

Song song với Jinko Solar, cái tên Canadian đến từ Canada cũng là một gương mặt điển hình trong việc áp dụng công nghệ tấm pin 2 mặt.

Hình thành từ những năm đầu tiên của thế kỷ XIX, Canadian Solar đã nhanh chóng được biết đến nhờ các sản phẩm pin mặt trời có chất lượng tốt. Cụ thể, thương hiệu đã nhận được chứng nhận từ Bộ năng lượng và chống biến đổi khí hậu từ Anh Quốc, chứng nhận báo cáo kiểm định chất lượng an toàn IEC 61215 & IEC 61730,… Đồng thời, nhà sản xuất Canadian hiện đang sở hữu hơn 1000 bằng sáng chế trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời.

Điểm nổi bật của nhãn hàng này là thường xuyên cập nhật những công nghệ tối tân nhất trong các sản phẩm pin năng lượng mặt trời như công nghệ Black Silicon, Half-cut cells, PERC, 9 Busbars và trong đó có cả Bifacial – công nghệ mà chúng ta đang đề cập đến. Các sản phẩm pin được nhà sản xuất này giới thiệu hầu như đều có khả năng sản sinh điện nhiều hơn các thương hiệu khác trong cùng 1 mức chi phí đầu tư. Vì thế, Canadian luôn được đánh giá rất cao và là lựa chọn ưu tiên của nhiều khách hàng.

c. Longi Solar – top những công ty cập nhật công nghệ tấm pin 2 mặt

Tiếp theo trong danh sách đó chính là Longi Solar. Đây là thương hiệu nằm trong Top 6 nhà sản xuất quang điện lớn nhất của Trung Quốc. Dòng sản phẩm pin nổi tiếng của nhãn hàng này là pin Momo hiện khá nổi bật trên thị trường và đang chịu sự cạnh tranh đến từ các thương hiệu lớn của Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản,…

Năm 2017, Longi Solar đã đạt kỷ lục về Pin đơn tinh thể với hiệu suất chuyển đổi phá vỡ bức tường thành được lập do công nghệ PERC trước đó.

Các ưu điểm của tấm pin mặt trời sử dụng công nghệ 2 mặt mặt trời:

  • Hiệu suất chuyển đổi quang năng thành điện năng cao

  • Tăng cường khả năng tạo điện trong điều kiện bức xạ mặt trời thấp

  • Tấm pin có tuổi thọ trung bình lên đến 30 năm

Công nghệ tấm pin 2 mặt mặt trời là một bước tiến nổi bật trong ngành điện năng lượng mặt trời. Sản phẩm ra đời đã giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại của hình thức tấm pin năng lượng mặt trời một mặt. Tuy nhiên, đây cũng là một công nghệ đòi hỏi khá cao về khuôn viên và kỹ thuật lắp đặt. Vì thế, để có được cho mình những thiết bị hoạt động hiệu quả, khách hàng cần cân nhắc tìm hiểu thông tin thật kỹ, lựa chọn các đơn vị cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Chúc các bạn sớm có được công trình điện mặt trời sử dụng công nghệ bifacial thật tối ưu! Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về công nghệ tấm pin 2 mặt hãy liên hệ Solar Chiến Long để được giải đáp!

 

Viết bình luận của bạn
Gọi ngay cho chúng tôi