Trả lời mọi thắc mắc về Half-Cells là gì?
Công nghệ Half-cells là gì? Công nghệ này có gì đặc biệt? Liệu sản phẩm có được như những gì quảng cáo? Mọi thắc mắc liên quan tới half-cells là gì hay công nghệ đặc biệt thế nào sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm này thông qua bài viết chi tiết ngay sau đây!
1. Lịch sử của công nghệ half-cell
Tấm pin Half-Cells là gì? Để trả lời được câu hỏi này, trước tiên chúng ta hãy lùi về thời lịch sử để tìm hiểu thuở “sơ khai” của công nghệ này. Đây là công nghệ đã được ông lớn REC Solar đưa giới thiệu ra thị trường vào năm 2014. Tiếp theo đó đã có nhiều nhà sản xuất khác cũng dần dần đi vào thị trường này, chẳng hạn như: LONGi Solar, Jinko Solar, Hanwha Q Cells, Trina Solar...
Đặc biệt, giữa nhiều nhà sản xuất tham gia vào thị trường này như vậy nhưng chúng không quá khác nhau mấy về quy trình sản xuất để tạo ra dòng pin mặt trời công nghệ Half-Cells. Cụ thể hơn, các nhà sản xuất chỉ cần đi thêm hai bước quan trọng này đã cho ra thành phẩm: cắt cell với dán busbar lên cell.
Quy trình sản xuất công nghệ pin half-cells là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời!
-
Quá trình cắt cell thành đôi: ứng dụng ngay công nghệ tia laser nhằm cắt cell truyền thống, những tấm cell pin rất dễ bị nứt gãy cũng như chúng cũng khá mỏng nữa. Cho nên trong xuyên suốt quá trình thực hiện công đoạn này, thực sự đòi hỏi cao độ cần tới kỹ thuật lẫn công nghệ đạt trình độ cực kỳ phải chuẩn xác.
-
Tiếp theo, một quá trình siêu quan trọng khác chính là dán busbar. Có điều khác biệt ở đây đó là busbar của loại pin mặt trời Half-cell sẽ có kích thước nhỏ hơn so với dòng pin truyền thống. Và cũng chính vì lẽ đó, mà những nhà sản xuất họ cần phải sử dụng các thiết bị với độ chính xác cực kỳ cao nhằm đặt các busbar này lên vị trí các cell sao cho thật chính xác.
2. Công nghệ vượt trội của half-cells là gì?
Nhắc tới half-cell nhiều người không khỏi tò mò lân la về công nghệ vượt half-cells là gì?
-
So với những tấm pin mặt trời thông thường, kích thước của pin Half-cell sẽ thay đổi. Chiều dài của chúng tăng lên khoảng tầm 20mm và chỉ có bề rộng là không hề thay đổi.
-
Diode Bypass được kết nối song song cùng với phần trên tấm pin mặt trời cũng như ở phần dưới tấm pin. Hơn nữa ở mỗi Diode Bypass được kết nối 20 cells ở mỗi nửa tấm pin, cho nên khi có bị che bóng một nửa tấm pin nửa phần còn lại vẫn hoạt động được một cách bình thường.
-
So với pin mặt trời thông thường chỉ có từ 4 - 5 dây hàn nhưng Half-cell được trang bị đa dây hàn: 9, 12 hoặc 16. Những đường hàn này có chức năng là dẫn điện từ những cell pin về hộp kết nối (junction box). Tuy nhiên khi gặp bóng che dẫn tới hiện tượng bị tắc nghẽn đường truyền từ đó gây nên hiện tượng điểm nóng cũng như làm giảm đi công suất của các tấm pin mặt trời.
-
Trang bị thêm nhiều đường hàn sẽ, có tác dụng làm giảm hạn chế khi giảm công suất trên những tấm pin bởi ảnh hưởng từ bóng che đồng thời sẽ tăng thêm công suất khi hoạt động.
-
Hạn chế được tình trạng nứt cell pin cũng như tăng được độ bền của pin
-
Tăng khả năng hấp thụ được quang năng
-
Tăng tổng tiết diện dẫn điện busbar ở trên các tấm pin
-
Hiệu suất hoạt động pin mặt trời tăng
-
Dòng điện sẽ mạnh mẽ hơn: Thường vị trí đường dây hàn của pin mặt trời truyền thống sẽ chặn đi nguồn sáng, khiến cho nhiều ánh sáng bị phản xạ vào không khí. Nhưng đối với loại pin mặt trời Half-cell có đa đường hàn, giúp phản xạ ánh sáng đi vào cell pin hiệu quả hơn, có thể cũng làm giảm đi vùng bị che nắng, đồng thời cải thiện được dòng điện cell pin mặt trời. Và cell pin mặt trời đa đường hàn sẽ tận dụng được tối đa diện tích bị che tốt hơn so với dòng pin truyền thống từ 5% - 40%.
-
Điện trở của cell pin giảm: Chiều rộng của đường dây hàn nhỏ hơn đồng thời khoảng cách ở giữa vị trí đường dây hàn cũng hẹp hơn nên có thể rút ngắn được khoảng cách truyền cũng như giảm được tổn thất bởi điện trở trong cell pin. Từ đó công suất cell pin mặt trời sẽ được tăng lên hơn 5w.
-
Độ tin cậy ở pin mặt trời Half-cell cao: đối với tấm pin Half-cell đa đường hàn có sử dụng lớp keo EVA cực kỳ chất lượng với độ bảo vệ cao hơn tới 43.6% khi so với pin mặt trời truyền thống giúp giảm thiệt hại cho cell pin. Song song, pin dùng công nghệ half-cells có thiết kế 12BB giúp giảm ứng xuất dư ở dải hàn cũng như nguy cơ hỏng đường dây hàn.
-
Công suất đầu ra cao hơn, để bạn hiểu rõ được điều này, chúng được biểu hiện qua những thông số kỹ thuật: Cell pin mặt trời MBB (đa đường hàn) có hiệu suất cao hơn tới 0.531% nếu so với pin mặt trời 4BB đồng thời hiệu suất cao hơn so với pin mặt trời 5BB tới 0.488%.
-
Giảm cường độ dòng điện khi chạy trên các busbar có tác dụng giảm đi sự tiêu hao cũng như nâng cao được hiệu suất ở mức tối đa. Khi tăng gấp đôi số lượng cell pin thì sẽ làm cho dòng điện đi qua những busbar sẽ giảm đi một nửa, căn cứ vào công thức để có thể khẳng định được điều đó: P= (I^2)*R, hao tổn giảm đi 4 lần đồng nghĩa với cường độ dòng điện giảm đi một nửa.
-
Hấp thụ quang năng được tốt hơn nhờ giảm đi kích thước busbar
-
Giảm ảnh hưởng của từng cell lên trên toàn bộ tấm pin: nhờ vào việc kết hợp công nghệ 5 busbar nên giúp giảm đi khoảng cách dẫn điện từ đó làm tăng hiệu quả cũng như cũng như làm giảm đi trợ kháng.
Sản lượng của điện cao hơn thì tấm pin mặt trời sẽ phụ thuộc vào các cell pin rất nhiều. Do vậy, việc áp dụng những công nghệ mới vào cell pin có tác dụng cải thiện tốt sản lượng điện sản xuất từ hệ thống. Cho nên những công nghệ như Half-cells trên cell pin sẽ góp phần tích cực trong việc giảm chi phí đầu tư cũng như cải thiện đáng kể hiệu suất của hệ thống điện mặt trời.
Chi phí hiện nay để sở hữu được những tấm pin mặt trời có áp dụng công nghệ mới sẽ không quá chênh lệch so với những tấm pin mặt trời truyền thống. Chính điều này giúp những tấm pin công nghệ mới sẽ trở thành nhân tố sáng giá hàng đầu, lựa chọn đúng đắn. Qua đó cũng giúp nhà đầu tư thu hồi vốn một cách nhanh nhất cũng như hiệu suất hoạt động tốt hơn. Như vậy chúng ta đã có được câu trả lời về công nghệ vượt trội trong pin half-cells là gì rồi. Vậy hãy cùng chúng tôi tiếp tục đi vào mục phân biệt 2 loại half-cell và full-cell.
3. Phân biệt tấm pin Half-cell và full-cell
Căn cứ vào công nghệ, hiện nay có hai loại pin mặt trời: Half-cells và Full-cells. Giúp bạn nắm chắc Half-cells là gì và Full-cell là gì, sau đây là một số đặc điểm quan trọng giúp bạn có thể nhận biết, phân biệt giữa hai loại pin phổ biến này.
-
Đối với dòng pin Full-cell: những cell trong tấm pin loại này sẽ được mắc nối tiếp cùng với nhau. Vì thế khi xuất hiện tình trạng bị che bóng thì gần như công suất pin bằng 0wp. Đây là một hạn chế lớn của dòng pin truyền thống, công nghệ trong pin Half-cells đã được khắc phục đáng kể giảm xuống còn 50%.
-
Tấm pin mặt trời thường có V=0.5 V tương đương 60 cell chúng được mắc nối tiếp cùng với nhau. Căn cứ vào cách kết nối này, những tấm pin mặt trời sẽ có nguồn điện áp là 30V.
-
Các cell này sẽ được phân chia thành ba string. Ở trong những tấm pin Half-cell gồm có 6 string.
-
Trường hợp những tấm pin mặt trời Half-cells cũng được mắc nối tiếp giống như sơ đồ cũ thì điện áp của những tấm pin mặt trời sẽ được tăng lên gấp đôi đồng thời dòng điện sẽ giảm xuống còn ½.
-
Nhằm giúp những tấm pin mặt trời Half-cells được hoạt động giống như những tấm pin mặt trời thường, cần phân chia chúng thành hai nhóm trong mỗi nhóm sẽ gồm có 60 cell. Và ở cả hai nhóm này cần mắc song song với nhau, lúc này điện áp pin mặt trời sẽ trở về 30V.
-
Đặc điểm để nhận biết chính ở tấm pin Half-cell:
-
Các cell pin có hình chữ nhật, với số lượng gấp đôi so với tấm Full-cell truyền thống với cell pin có hình vuông
-
Dây kết nối phía sau nằm ở vị trí ở giữa các tấm pin, và hoàn toàn khác so với những loại pin Full-cell truyền thống có dây kết nối thông thường sẽ nằm một đầu của tấm pin.
-
Tấm pin Half-cell được phân thành hai nửa đối xứng bằng nhau bởi đường kẻ màu trắng nằm ở giữa tấm pin.
Tuy nhiên, dù cho là loại pin Full-cell hay loại pin Half-cell thì ở từng loại đều tồn tại hai mặt nhược cũng như ưu điểm. Chính vì vậy việc lựa chọn loại pin mặt trời nào đều hoàn toàn phụ thuộc vào những điều kiện quan trọng này: điều kiện kinh tế, vị trí địa lý lắp đặt và nhu cầu sử dụng.
Căn cứ vào điều kiện kinh tế từ đó đưa ra quyết định đầu tư thiết bị điện dùng năng lượng của mặt trời cho phù hợp. Nếu có khả năng đầu tư lớn, bạn có thể hoàn toàn chủ động được sản xuất lượng điện mà mình tiêu thụ không cần phải sử dụng tới nguồn điện lưới quốc gia. Đây là điều cực kỳ thuận lợi khi bạn vừa có điện để xài thoải mái vừa chủ động sản xuất ra lượng điện để tiêu thụ.
4. Khả năng giải quyết bóng râm của half-cells là gì?
Khả năng hoạt động của hai loại pin này trong điều kiện môi trường bị che bóng hoàn toàn khác nhau. Vậy sự khác nhau giữa Full-cell và Half-cells là gì đây?
-
Pin full-cells:
-
Những tấm pin mặt trời thông thường cell của chúng được mắc nối tiếp cùng với nhau, dựa vào nguyên lý này, trường hợp một cell bị che bóng sẽ dẫn tới toàn bộ tấm pin đều sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể ở đây chính công suất bị giảm.
-
Khi sản xuất, cell sẽ được chia thành ba dãy chúng được mắc nối tiếp với nhau, từng dãy là 1 diode nhằm tách biệt với dãy cell đã bị che bóng. Việc làm này, sẽ giúp cho những dãy còn lại sẽ không bị ảnh hưởng. Và khi bị che bóng, thì công suất của tấm pin cũng chỉ giảm 1/3 so với hiệu suất lúc ban đầu.
-
Pin Half-cells:
-
Tổng số cell pin của loại này là 120, và các cell được kết nối với nhau đồng thời chúng được chia thành 6 dãy.
-
Khi có một cell bị che bóng điều này sẽ làm giảm đi 1/6 công suất của tấm pin
-
Trong cùng điều kiện đều bị che bóng, hiệu suất của loại pin Half-cells sẽ bị giảm đi một nửa khi so với hệ thống full-cells.
5. Câu hỏi thường gặp về half-cells
Ngoài thắc mắc half-cells là gì, còn khá nhiều vấn đề người dùng quan tâm muốn được giải đáp. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi liên quan đang nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng.
5.1. Kích thước tấm pin công nghệ half-cell là bao nhiêu?
Half-cells được sử dụng công nghệ tia laser để cắt cell truyền thống trở thành hai phần bằng nhau và kỹ thuật này nhằm tăng hiệu suất của các tấm pin mặt trời. Những nhược điểm: hiệu suất khi bị che bóng, tổn thất do điện trở tấm pin mặt trời truyền thống gặp phải sẽ được giảm thiểu cách tốt nhất.
Loại pin mặt trời Full-cell thông thường sẽ có kích thước là 6 inch x 6 inch và tương đương 156mm x 156mm. Đối với công nghệ Half-cell, kích thước của chúng có phần nhỏ gọn hơn chỉ 3inch x 6inch.
Để làm rõ hơn hãy cùng xem ví dụ cụ thể sau đây: đối với tấm pin năng lượng mặt trời 370w hiện nay có kích thước 2 x 1m sẽ có 72cell. Trường hợp sử dụng công nghệ mới Half-cell số lượng cell sẽ tăng lên gấp đôi so với lượng cell ở những tấm pin năng lượng mặt trời thông thường - 144 cell.
5.2. Pin half-cell có giúp giảm hotspot?
Khi một cell ở trong string của tấm pin năng lượng mặt trời bị che bóng, toàn bộ năng lượng từ những cell không bị che bóng sẽ được đổ dồn về hướng cell đã bị che bóng dẫn tới phát nhiệt. Hiện tượng này được gọi là Hotspot và một khi nó xảy ra trong một khoảng thời gian dài, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu ảnh hưởng nghiêm trọng tới tấm pin.
Tuy nhiên, dòng điện ở trên tấm pin năng lượng mặt trời Half-cell chỉ bằng có một nửa so với dòng cell nguyên bản. Chính điều này có tác dụng làm cho dòng điện chạy ở trên busbar giảm xuống. Đồng thời, bạn biết không nó còn có một tác dụng nữa là khi giảm đi lượng nhiệt phát ra ở trên cell bị che bóng. Điều này giúp bảo vệ cho tấm pin mặt trời cũng như tăng thêm tuổi thọ cho toàn bộ hệ thống.
5.3. Công nghệ half-cell giải nhiệt tốt tới đâu?
Công nghệ half-cell là gì thu hút mối quan tâm của nhiều người. Khi có thông tin về công nghệ, hẳn chúng ta sẽ cần hiểu sâu về khả năng giải nhiệt. Đối với những tấm pin mặt trời thông thường Junction Box sẽ được đặt gần phía cạnh trên tấm pin mặt trời. Nhưng với pin năng lượng mặt trời Half-cells, Junction Box lại được phân thành ba phần nhỏ. Gồm có hai hộp dây kết nối ở cả hai bên cũng như ở giữa có một hộp nhỏ, và cả ở ba phần này là đều có chứa Diode Bypass ở bên trong.
Việc kết nối của pin mặt trời Half-cell khác so với những tấm pin thông thường? Trong pin half-cell sẽ gồm có hai cực âm và dương. Trường hợp lắp đặt tấm pin bị sai chiều, sẽ dẫn tới việc mất tính thẩm mỹ. Cho nên việc chia nhỏ Junction Box sẽ được giải nhiệt tốt hơn.
5.4. Khả năng bức xạ của tấm pin half-cells
Hiểu được khái niệm half-cells là gì thì mối quan tâm tiếp theo là hiệu năng của những tấm pin năng lượng mặt trời Half-cells. Thực tế hiệu năng của tấm pin công nghệ half-cells luôn luôn vượt trội hơn hẳn so với những tấm pin thông thường. Nhưng có một điều đặc biệt, trong điều kiện mà ánh sáng yếu những tấm pin này lại có vẻ bị thất thế hơn.
Việc chia thành nhiều dãy của loại pin Half-cells giúp việc hấp thụ ánh sáng mặt trời hiệu quả hơn cũng như giảm nguy cơ điểm nóng, giảm hiệu ứng che bóng, tăng khả năng chịu đựng tải cơ học.
Thông qua bài viết này, có thể thấy đối với tấm pin mặt trời áp dụng công nghệ mới như Half-cell thực sự đã đem lại một nguồn sáng mới cho thị trường điện quang năng. Cũng chính nhu cầu cao của thị trường mà hiện nay, người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm những địa chỉ cung cấp sản phẩm. Tuy nhiên, cần phải chú ý tới những điểm này để có thể tìm được nhà cung cấp uy tín nhé!
-
Thương hiệu uy tín
-
Nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng, chính xác, chính hãng
-
Giá cả cạnh tranh
-
Chất lượng dịch vụ tốt
-
Chế độ bảo hành, chế độ dành cho khách hàng tốt
Để kiểm chứng được những yếu tố mà chúng tôi vừa nêu, bạn có thể tham khảo ngay từ: trang web chính thức, fanpage, khách hàng đã từng sử dụng. Đó chính là những lời nhận xét khách quan giúp bạn nhận định cũng như đưa ra quyết định một cách đúng đắn.
Hy vọng với lượng nội dung không quá nhiều nhưng cũng đã phần nào giúp được bạn hiểu rõ pin half-cell là gì cũng như những nội dung khác có liên quan. Nếu bạn đang còn thắc mắc, băn khoăn hay chưa thấy câu trả lời half-cell là gì chưa thỏa đáng, đừng ngần ngại liên hệ và chia sẻ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất! Là đơn vị với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành cũng như từng lắp đặt nhiều công trình lớn, chúng tôi tin chắc sẽ đáp ứng tốt mong muốn của khách hàng về tiêu chí chất lượng và giá thành!